Nếu quý khách còn bất kì thắc mắc nào vẫn chưa được làm rõ, vui lòng kết nối với Pages Chăm sóc của chúng tôi, các bạn kĩ thuật viên sẽ hỗ trợ quý khách trong khung giờ hành chính.

KẾT NỐI PAGES HỖ TRỢ

CẢM ƠN ANH CHỊ ĐÃ TIN TƯỞNG VÀ SỬ DỤNG SẢN PHẨM

HƯỚNG DẪN TRỒNG NẤM HOÀNG ĐẾ TẠI NHÀ

NƠI TRỒNG THÍCH HỢP

Nơi được phần đa anh chị nhà chung cư, đô thị đặt thùng. cần lưu ý tới giai đoạn mở hé nắp cần mở cửa để oxy tràn vào, tránh bí khí quá nấm sẽ ra ít.
Nhà tắm, nhà vệ sinh sạch
Những nơi này cũng được chọn đặt phổ biến, tuy nhiên nên chú ý không để nơi tối đen và khó tạo ẩm.
Xó nhà, gầm cầu thang, gầm bàn 
Yêu cầu lót vải ướt dưới đáy nền và quây bìa carton để hở. Như vậy chúng ta đã tạo được một môi trường lí tưởng cho nấm phát triển.
Đặt ở bất cứ đâu
Yêu cầu tránh nắng trực tiếp, tránh gió lùa trực tiếp. Sạch sẽ và dễ tạo ẩm độ. Đối với khách trồng ban công hoặc tầng thượng cần lưu ý che chắn, quây bìa carton và phủ vải ẩm dưới nền để duy trì ẩm độ luôn cao
Thời gian nhàn nhất khi người trồng cứ để thùng nấm vào nơi thích hợp để sợi tơ bên trong phát triển. Quá trình này kéo dài trong 6-7 ngày, trong thời gian này anh chị sẽ không nên mở nắp cũng như xê dịch thùng nấm.
Ủ TƠ NẤM

01

STEP

02

STEP

03

STEP

Đây là quá trình cung cấp Oxy từ môi trường để sợi tơ hình thành cây nấm. Do vậy chú ý không để môi trường trồng bí khí quá, cũng như cố gắng duy trì ẩm độ môi trường bao quanh thùng nấm cao chút.  Thời gian từ hé nắp đợi có nấm nhú tầm 5-7 ngày.
MỞ HÉ NẮP ĐÓN OXY

04

STEP

Tổng quan 1 chu trình trồng nấm hoàng đế

Chu trình 1 lứa sẽ chỉ diễn ra trong 16-20 ngày tùy vào điều kiện chăm sóc.
Thời gian này nấm sinh trưởng và phát triển rất nhanh, do vậy sẽ yêu cầu ẩm độ không khí trên bề mặt thùng cao hơn. Các phương pháp sẽ được trình bày ở dưới
PHUN ẨM KHI NẤM NHÚ
Kể từ nấm nhú tới thu hái chỉ tầm 4-6 ngày, nên thu hái khi cây nấm có kích thước vừa phải ( chiều cao 10-12cm, đường kính thân 3-4cm và mũ chưa bị xòe rộng). Thu xong chúng ta sẽ làm sạch lại đất và ủ chờ lứa 2.
THU HOẠCH VÀ LÀM LẠI ĐẤT CHO LỨA 2
Sau khi phủ đất xong, chúng ta sẽ để nguyên thùng nấm tại nơi trồng thích hợp trong 6-7 ngày. Trong giai đoạn này, sợi nấm sẽ sinh trưởng và ăn lan trên bề mặt đất phủ. Quy trình ủ tơ đạt chuẩn sẽ quyết định tới sản lượng của từng lứa. Tuyệt đối không mở nắp ra xem thường xuyên trong gia đoạn này vì sẽ là quá trình ăn sợi của tơ bị chậm

I - PHỦ ĐẤT VÀ Ủ TƠ

B1: Phủ đất cho thùng nấm
  • Mở thùng ra chúng ta sẽ quan sát tơ.
  • Tơ như hình 1 là đạt yêu cầu và đã có thể mở hé nắp được rồi. (Màng tơ ăn len lỏi hoặc phủ bông mỏng dàn đều trên bề mặt lớp phủ). 
  • Kéo qua hình 2 là tơ còn non, cần đậy lại nilon và nắp để ủ thêm 2-3 hôm nữa.
  • Tơ như hình 3 là đã bị già, màng tơ ăn dày và kết mảng thạch cứng trên bề mặt lớp phủ. Điều này sẽ khiến Oxy không xuống được hệ sợi để tạo quả thể nấm. Chúng ta cần bóc hết lớp tơ bị già cứng, sau đó phủ thêm 1 chút đất mỏng che lại rồi đậy nắp ủ thêm 2-3 hôm là có thể mở hé nắp.
B3: Mở nắp thùng và kiểm tra
  • Mở nắp, mở màng nilon sẽ thấy 2 túi đất và mình sẽ sử dụng 1.5 túi đất đặc chủng để phủ vào bề mặt khối cơ chất.
  • Dùng 0,4 lít nước sạch trộn đều với 1.5 túi đất, dùng tay đảo trộn để hỗn hợp ẩm đồng đều. Sau đó  phủ 1 lớp dày 3cm lên bề mặt thùng.
  • Đất khi phủ không được mịn mà phải là dạng cục, viên đường kính từ 0,5-1cm. Do vậy nên bóp lại rồi bẻ thành dạng cục rồi phủ thì sau này cây nấm sẽ lên mập hơn.
  • Sau khi dàn đều và phủ kín bề mặt ta sẽ dùng tấm nilon che kín mít lại bề mặt đất phủ, cuối cùng là đậy nắp kín và đặt cố định vào nơi trồng để ủ tơ.

(Kéo sang ngang để xem hết ảnh)

B2: Ủ tơ
  • Đặt thùng nơi trồng trong 1 tuần không mở nắp, không tưới.
  • Sau 5-6 ngày chúng ta bắt đầu mở nắp ra kiểm tra tơ.

II- MỞ HÉ NẮP VÀ CHĂM SÓC

B1: Bỏ nilon ra, hé nắp 3-4cm
Không nên mở rộng quá vì sẽ mất ẩm cơ chất. Cứ hé vậy tới khi nào nấm nhú mới mở rộng hơn.
B2: Duy trì tưới ẩm quanh thùng nấm
Nếu được hãy tưới càng nhiều càng tốt bên ngoài thùng, có thể dùng khăn thật ướt quây quanh đáy thùng và thành thùng. 
B3: (Áp dụng cho môi trường khô, độ ẩm thấp) 
Với điều kiện trồng bị khô như ban công, tầng thượng... chúng ta nên lót vải thật ướt ở dưới thùng đồng thời quây bìa carton quanh có để hở để oxy lưu thông.
B4: Xuất hiện nấm nhú li ti
Chỉ cần duy trì ẩm độ tốt thì 5-6 ngày chúng ta sẽ nấm nhú, khi này sẽ tưới phun sương nhiều vào bên trong thùng, tuy nhiên không được làm nhão đất. Ngày tưới 3-4 lần. Vẫn duy trì tưới bên ngoài thùng nhé cả nhà.
  • Khi ở điều kiện ẩm độ và nhiệt độ thích hợp, sợi tơ nấm sẽ kết hợp với Oxy tạo thành quả thể nấm( cây nấm). Do vậy hàm lượng oxy tràn vào thùng và lượng tơ đủ nhiều như hình 1 ở trên sẽ tạo cho chúng ta 1 thùng nấm năng suất.
  • Lưu ý sẽ không mở hé nắp rộng quá vì sẽ làm khuếch tán ẩm độ bên trong khối cơ chất bay ra ngoài môi trường. Cũng không tưới trực tiếp nhiều nước vào thùng vì hệ sợi sẽ hỏng khi tiếp xúc trực tiếp với nước.
  • Đó cũng là lí do mà trong quá trình mở hé nắp chúng ta cần duy trì ẩm môi trường bằng việc tưới nhiều xung quanh bên ngoài thùng.

LƯU Ý:

  • Cắm que cao 30-40cm vào 4 góc và trùm nilon.
  • Rạch thật nhiều vết hở rộng quanh nilon để oxy lưu thông. 
  • Phun ẩm thật nhiều cả thành trong và ngoài của nilon sao cho tạo nhiều hạt sương đọng lại. ( ngày phun 3-4 lần). Tưới thêm chút vào bề mặt lớp đất phủ để giữ ẩm  nếu thấy bị khô.
  • Buổi tối nên mở nilon ra và ban ngày trùm lại. Khi ẩm độ cao nấm sẽ lên rất nhanh do vậy vẫn quây vải ẩm quanh thùng nếu được.

Có thể trùm nilon để giữ ẩm

III- Chăm sóc khi nấm nhú và thu hái

  • Với anh chị trùm nilon thì cứ duy trì tưới ẩm bình thường cho tới khi thu hoạch luôn. Tuy nhiên giai đoạn này chúng ta cần tưới phun sương nhiều hơn chút, tránh tưới nhiều làm úng và hỏng hệ sợi.
  • Còn với anh chị không trùm nilon thì vẫn duy trì tưới nền, môi trường quanh thùng cũng như quấn vải ướt quanh thành thùng. Cũng tưới ẩm chút vào bề mặt thùng sao cho đất phủ không bị khô. Chỉ mở toang nắp khi nấm nhú cao bằng thành thùng.

Lưu ý: 

IV- Thu hái và làm lại đất cho lứa 2

  • Sẽ thu thái khi cây nấm có kích thước vừa phải ( chiều cao 10-12cm, đường kính thân 3-4cm và mũ chưa bị xòe rộng). Cố thu hái hết 1 lượt, trường hợp có khóm to khóm bé thì ta sẽ thu khóm to trước rồi thu khóm bé sau.
  • Trường hợp anh chị muốn để ngắm thì có thể to hơn chút. Tuy nhiên thu hái đúng tuổi sẽ ăn ngon hơn.

Lưu ý: 

  • B1: Thu hái xong chúng ta sẽ làm sạch toàn bộ cây nấm con, gốc nấm còn xót cũng như vùng tơ già vàng lộn với đất. lưu ý không bóc hết lớp phủ lứa 1.
  • Bóc làm sạch xong chúng ta sẽ dùng đất dự phòng phủ bù lại những phần đất bị hụt, dàn đều kín bề mặt thùng. Cuối cùng sẽ đậy kín nilon (nilon đã rửa sạch lại)  và đậy nắp ủ như lứa 1.

(Kéo sang ngang để xem hết ảnh)

VIDEO HƯỚNG DẪN TRỒNG

Khi mới nhận thùng cần làm gì???

Các phương pháp giữ ẩm cho nấm phát triển tốt

Vì sao nấm chỉ ra ở góc?
- Vì ở đó độ thoáng khí cao, đất không bị bít. Nguyên nhân chủ yếu tới từ lúc phủ, anh chị đã không bóp vón cục để đất dưới dạng hạt mịn quá. 
- Thùng có nấm ra ở góc cây thường mập và lớn nhanh do dinh dưỡng cả thùng tập trung nuôi, anh chị thu hái xong làm lại lứa 2 để ý đất phủ duy trì dạng cục cục chút là được.

4

Nấm bị dài và đổ nghiêng ngã
- Nguyên nhân do thiếu oxy, ánh sáng khuếch tán.Trong quá trình nấm nhú, cần có ánh sáng khuếch tán 5-8h mỗi ngày.( tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời)
- Cũng đến từ việc anh chị trùm nilon rạch quá ít vết rộng, làm giảm lưu thông khí. 

5

Nấm bị vàng
- Môi trường bị khô, cần phun sương ẩm cao để tăng cường ẩm độ.
- Nếu bị vàng ở mũ sẽ cần xem lại nguồn nước tưới có nhiễm sắt, kim loại, clo...không. Hoặc cây bị già, mũ xòe ra và cũng bị vàng.
- Do tưới nhiều nước trực tiếp vào gốc nấm dẫn đến úng và vàng từ gốc lên thân. Cần dừng tưới, nếu nấm to thì thu hoạch và làm lại đất ngay, Hoặc đục lỗ đáy thùng để thoát nước.

6

Trước khi phủ đất cần cào xước bề mặt cơ chất không?
Nếu nhận được thùng cơ chất đã đóng khối cứng thì anh chị sẽ dùng mũi dao sạch rạch vài đường trên bề mặt khối cơ chất để kích thích tơ nấm sinh trưởng.

1

Đất phủ - độ ẩm?
Nắm đất và thả ra nếu đất vỡ ra nhanh tức ẩm thấp, còn đất thành khối tức ẩm độ chuẩn. Sẽ tưới thêm chút nước cho đều ẩm rồi mới phủ đối với trường hợp đất bị khô.

2

Để nấm mập cần làm gì?
- Đầu tiên cần đặt nơi có nhiều oxy, không bị bí khí, và có ánh sáng khuếch tán chiếu vào ban ngày.
- Cần nhổ tỉa các cây nấm nhỏ yếu, bóc sạch vùng tơ vàng chứa nấm con bị teo như khoanh hình dưới. Thời gian nhổ tỉa là khi cây nấm to bằng ngón tay cái.

3

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

* Trường hợp anh chị có câu hỏi nào khác hãy gửi ảnh và câu hỏi qua Zalo: 0988.138695
* Hoặc truy cập tới Pages chăm sóc bấm "Nhắn tin" và sẽ nhận được tư vấn của các bạn kĩ thuật trong những khung giờ hành chính.

KẾT NỐI PAGES CHĂM SÓC

Nấm ra không đồng đều thì làm sao?
+ Hiện tượng này do quá trình ủ tơ, tơ nấm ăn lan không đồng đều dẫn tới vùng tơ lan trước sẽ hình hành nấm sớm hơn khi mở nắp đón Oxy.
+ Với trường hợp này thì chúng ta cứ thu hái cụm nấm to ăn trước và chờ vùng nấm bé phát triển rồi ăn sau. Lưu ý nhổ nhẹ cụm to để tránh ảnh hưởng hệ sợi của cụm bé lân cận.

7

©2020 Allrights reserved namhoangde.vn

NAMHOANGDE.VN

  • Address_1: Ngõ 45, Hào Nam, Đống Đa,  Hà Nội
  • Address_2: Lô A11_ KCN Trà Đa_ Pleiku_ Gia Lai
  • Hotline: 0988.138695
  • Website: namhoangde.vn
  • Zalo hỗ trợ: 0988.138695
  • Face cá nhân hỗ trợ: " Nấm Na Na"

GIẢM 15% TỔNG ĐƠN

00
00
00
00

Days

Hours

Min

Sec

ĐẶT NGAY